[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân sau tai biến

Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân sau tai biến tuân theo 04 bước của quy trình điều dưỡng chung nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ bệnh nhân tử vong do đột quỵ, duy trì chức năng sống, ngăn ngừa biến chứng, phòng chống tai biến tái phát…

quy-trinh-cham-soc-dieu-duong-benh-nhan-sau-tai-bien-dot-quy-mhc
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu, điều trị kịp thời có thể làm giảm thiểu tổn thương não và các biến chứng.

I. BỐN BƯỚC CỦA QUY TRÌNH CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG SAU TAI BIẾN

  • Bước 1 – Nhận định (đánh giá ban đầu);
  • Bước 2 – Yêu cầu (Lập kế hoạch chăm sóc);
  • Bước 3 – Thực hiện;
  • Bước 4 – Ðánh giá.

II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG SAU TAI BIẾN

  1. Ngăn chặn tử vong do đột quỵ.
  2. Duy trì chức năng sống (Duy trì hô hấp, tuần hoàn , bài tiết).
  3. Ngăn ngừa biến chứng.
  4. PHCN, hạn chế di chứng.
  5. GDSK và các biện pháp tự theo dõi
  6. Phòng chống tai biến tái phát.

III. QUY TRÌNH CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG SAU TAI BIẾN

BƯỚC 1. NHẬN ĐỊNH  BAN ĐẦU:

1.1. Phỏng vấn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân:

Điều dưỡng viên thu thập thông tin, dữ kiện về tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại, nhu cầu để đưa ra chẩn đoán. Các thông tin dựa vào:

  • Người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân không thể giao tiếp);
  • Dựa vào chẩn đoán của bác sĩ trên hồ sơ bệnh án.

1.2. Khám thực thể:

+ Khám thực thể nhằm xác định chức năng về thể chất của người bệnh (tình trạng bệnh).

+ Người điều dưỡng sử dụng 4 giác quan:

Nhìn Sờ Nghe
–       Nhìn sự biểu lộ trên nét mặt.

–       Tư thế nằm trên giường.

–       Màu sắc da, vết thương.

–       Kiểu thở, mức độ tỉnh táo.

–       Quan sát tình trạng vệ sinh cá nhân.

–       Ðếm mạch.

–       Cảm giác nhiệt độ của da.

–       Sự đàn hồi của da.

–       (Véo da) tìm dấu hiệu mất nước.

–       Da ẩm ướt, nhớp nháp, vã mồ hôi.

–       Da khô.

–       Giọng nói, lời phàn nàn của bệnh nhân (Nếu bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện được).

–       Tiếng thở của bệnh nhân.

+ Sau khi thu thập thông tin, khám thực thể, điều dưỡng viên tổng hợp, phân tích đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (Chẩn đoán chăm sóc).

BƯỚC 2: YÊU CẦU CHĂM SÓC (LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC)

2.1. Xác định vấn đề ưu tiên:

– Vấn đề nào đang gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh?

2.2. Lựa chọn hành động chăm sóc:

– Hành động chăm sóc phải phối hợp với chỉ định điều trị.

– Hành động chăm sóc phải truyền đạt tới bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

2.3. Viết kế hoạch chăm sóc:

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
  • Thực hiện y lệnh thuốc của bác sỹ
  • Vệ sinh thân thể
  • Phòng và chống loét
  • Nuôi dưỡng
  • PHCN, hạn chế di chứng
  • GDSK, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập

BƯỚC 3. THỰC HIỆN CHĂM SÓC

  1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn:
  • Đo dấu hiệu sinh tồn; mạch , nhiệt, huyết áp, nhịp thở 4 giờ/lần
  • Theo dõi lượng nước tiểu trong ngày
  • Ghi chép lại chính xác, đầy đủ.
  1. Thực hiện y lệnh thuốc trong ngày:
  • Thuốc: Thời gian dùng thuốc; Đường dùng thuốc.
  1. Vệ sinh thân thể, chăm sóc các cơ quan;
  • Vệ sinh răng miệng, lau người 1-2 lần/ ngày.
  • Thay ga, quần áo : 1 lần/ ngày.
  • Tắm khô, gội đầu khô 1-2 ngày/ lần (Cần đảm bảo bệnh nhân không bị sốt trước khi gội đầu).
  • Đối với bệnh nhân hôn mê có sonde tiểu: chăm sóc theo quy trình kỹ thuật
  • Vỗ rung vùng ngực và lưng => Mục đích: long đờm, tăng cường tuần hoàn ngoại biên.
  1. Phòng chống loét;
  • Giữ drap giường luôn khô ráo.
  • Xoay trở bệnh nhân 2 giờ/ lần, lau mình bệnh nhân bằng nước ấm
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập thụ động tại giường như gập duỗi, xoa bóp các chi để tăng tuần hoàn.
  • Xoa bóp vùng bị tì đè:  Khuỷu tay, xương cùng cụt, xương bả vai…
  • Đối với bệnh nhân đã có vết loét do tỳ đè:
  • Thay băng đúng quy trình kỹ thuật, cắt lọc các mô hoại tử
  • Theo dõi lượng dịch thấm băng
  • Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân
  • Luôn luôn giữ cho bệnh nhân khô ráo sạch sẽ.
  1. Nuôi dưỡng:
  • Cho bệnh nhân ăn nhiều bữa trong ngày
  1. Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng:
  • Thực hiện một số kỹ thuật đơn giản như xoa bóp vùng tì đè, co dũi chi nhăm kích thích lưu thông máu, đề phòng biến chứng viêm tắc tĩnh mạch.
  1. Giáo dục sức khỏe cho người nhà bệnh nhân và bệnh nhân (nếu bệnh nhân có thể giao tiếp):
  • Chế độ chăm sóc, vệ sinh hàng ngày.
  • Chế độ ăn uống và thuốc men.
  • Luyện tập vận động.
  • Cách xử lý nhanh nếu có những dấu hiệu: đau đầu, chóng mặt, ù tai…
  • Cách theo dõi chính xác và đầy đủ, báo cáo cho bác sĩ nếu có gì bất thường.

BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC

  • Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: toàn trạng, cân nặng, khả năng vận động của các khớp, các vị trí tỳ đè, các cơ chi,…

YÊU CẦU TẤT CẢ NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CỦA TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ MEDI HEALTH CARE TUÂN THỦ THEO QUY TRÌNH NÀY.

KHI PHÁT HIỆN SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN CÓ BẤT THƯỜNG, CẦN BÁO NGAY CHO BÁC SĨ CHUYÊN MÔN HOẶC BỆNH VIỆN.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top