☰ MỤC LỤC
- Sau mổ dây chằng chéo, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và quá trình phục hồi thuận lợi. Trong bài viết này, Medi Health Care sẽ cung cấp cho bạn 11 điều cần tránh sau khi mổ dây chằng chéo để giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
- Điều 1: Không bỏ qua chỉ dẫn của bác sĩ
- Điều 2: Tránh vận động quá mức
- Điều 3: Không vận động quá nhiều đầu gối
- Điều 4: Không nên nằm bất động quá lâu
- Điều 5: Không bỏ nẹp khi chưa có ý kiến của bác sĩ
- Điều 6: Không nên bỏ nạng sớm
- Điều 7: Không được gập gối đột ngột, quá mức
- Điều 8: Hạn chế chấn thương mới
- Điều 9: Không nên tập theo các bài tập trên mạng
- Điều 10: Không hút thuốc, uống rượu bia
- Điều 11: Không tự ý điều chỉnh băng vết thương
- Lời kết
Sau mổ dây chằng chéo, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và quá trình phục hồi thuận lợi. Trong bài viết này, Medi Health Care sẽ cung cấp cho bạn 11 điều cần tránh sau khi mổ dây chằng chéo để giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
Sau khi mổ dây chằng chéo, việc chăm sóc và tránh những điều không tốt là rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt nhất. Dưới đây là 11 điều tránh sau mổ dây chằng chéo:
Điều 1: Không bỏ qua chỉ dẫn của bác sĩ
Sau mổ dây chằng chéo, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc sau mổ. Việc tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn này là rất cần thiết để tránh các biến chứng có thể xảy ra và tăng tốc quá trình phục hồi.
Điều 2: Tránh vận động quá mức
Dù bạn cảm thấy khá hơn sau mổ, bạn cũng vẫn cần hạn chế vận động quá mức trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Hãy lắng nghe cơ thể và tránh những hoạt động có thể gây căng thẳng cho vết mổ.
Điều 3: Không vận động quá nhiều đầu gối
Một trong 11 điều tránh sau mổ dây chằng chéo là hạn chế đi lại sớm quá nhiều, nếu không cần thiết. Để tránh sưng căng đầu gối và không cản trở quá trình hồi phục sau phẫu thuật dây chằng chéo, chỉ nên tập và hoạt động ở mức vừa phải trong thời gian đầu sau mổ.
Tuyệt đối tránh chạy, nhảy hay tập thể dục trong 3 tháng đầu, vì dây chằng chưa đủ cứng, chưa ổn định, còn đang trong quá trình hồi phục.
Điều 4: Không nên nằm bất động quá lâu
Nhiều người sau khi mổ dây chằng chéo sợ đau và sợ đi lại va chạm vào vết mổ sẽ khiến vết thương lâu lành nên chỉ nằm một chỗ không dám cử động chân. Điều này là tuyệt đối không nên.
Hạn chế đi lại sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Làm chậm quá trình lành vết thương. Hơn nữa nếu như cơ thể bất động quá lâu thì cơ thể sẽ tạo thành nguy cơ tăng đông. Bệnh nhân dễ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu 2 chân. Khi cục máu đông này di chuyển đi khắp cơ thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề
Bệnh nhân sau mổ dây chằng chéo thường được khuyên vận động sớm và tập theo đúng liệu trình mỗi giai đoạn để nhanh hồi phục nhất.
Điều 5: Không bỏ nẹp khi chưa có ý kiến của bác sĩ
Bạn tuyệt đối không được tháo nẹp mà không có sự cho phép của bác sĩ. Bạn bắt buộc phải đeo nẹp trong mọi cử động, kể cả đi, đứng, ngủ, trừ khi nằm nghỉ ngơi tại chỗ để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật dây chằng chéo.
Tình trạng bệnh và thể trạng mỗi người mỗi khác, không ai giống ai, dó đó bạn cần hỏi Bác sĩ mổ của mình khi nào có thể tháo nẹp và khi nào thì không, bao lâu thì bỏ nẹp đầu gối ra được, để tránh biến chứng sau phẫu thuật.
Điều 6: Không nên bỏ nạng sớm
Một số người bệnh thấy hết đau sau vài ngày sau mổ, tự ý bỏ nạng, tình huống này không hiếm gặp. Nếu bạn bỏ nạng quá sớm, bạn có thể bị sưng đau khớp gối, ảnh hưởng đến sự hồi phục của toàn bộ quá trình điều trị.
Bạn tuyệt đối không nên bỏ nạng trong ít nhất 1 tuần đầu đến 2 tuần sau khi phẫu thuật. Việc mang nạng trong khoảng thời gian này sẽ giúp giảm áp lực lên chân vừa mổ và giúp an toàn cho người bệnh (phòng ngừa té ngã).
Việc bỏ 1 nạng hay 2 nạng nên được tham vấn bởi Bác sĩ chuyên phẫu thuật dây chằng sẽ tư vấn cho bạn giai đoạn phù hợp để tháo nạng ra đi.
Điều 7: Không được gập gối đột ngột, quá mức
Dây chằng mới được tái tạo cần có thời gian để bám chắc vào xương. Thường ít nhất là 1 tháng. Thời gian hồi phục hoàn toàn của chân là từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, không phải chờ chân hồi phục hoàn toàn thì bạn mới gập gối. Bạn nên gập gối từ từ theo từng giai đoạn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ mổ, tránh gập gối quá mức ngay từ tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến dây chằng chéo mới tái tạo, dẫn đến lỏng lẻo dây chằng. Còn nếu tập gập gối quá trễ thì dễ dẫn đến cứng khớp gối đi lại khó khăn về sau.
Điều 8: Hạn chế chấn thương mới
Trong vòng 2,5 tháng đầu sau mổ, người bệnh nên tránh đi lên xuống cầu thang, điều khiển xe hai bánh, ngồi xổm,… để tránh vô tình làm đứt dây chằng mới. Việc này sẽ dễ làm dây chằng mới bị đứt lại khiến cho kết quả của lần mổ trước không còn hiệu quả.
Điều 9: Không nên tập theo các bài tập trên mạng
Bạn chỉ được tập theo các bài tập do bác sĩ điều trị chỉ định, không nghe, không tập luyện theo trên mạng, vì tình trạng tổn thương của dây chằng chéo ở mỗi người khác nhau nên tập vật lý trị liệu cần cá nhân hoá ở mỗi người. Những sai sót có thể ảnh hưởng xấu đến dáng đi và hoạt động sau này và đặc biệt khó sửa.
Điều 10: Không hút thuốc, uống rượu bia
Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi và làm chậm quá trình lành vết mổ. Tránh hút thuốc lá và thuốc lá điện tử trong thời gian phục hồi sau mổ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế uống rượu, bia. Các loại thức uống có cồn có thể gây tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi và làm suy yếu hệ miễn dịch. Hạn chế hoặc tốt nhất là tránh uống các loại thức uống này sau mổ.
Điều 11: Không tự ý điều chỉnh băng vết thương
Băng vết thường được sử dụng để bảo vệ và giữ vết mổ ổn định. Bạn không nên tự ý điều chỉnh, thay đổi hoặc gỡ băng ra, trừ khi có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.
Lời kết
Sau mổ dây chằng chéo, việc tuân thủ các quy tắc chăm sóc sau mổ là vô cùng quan trọng. Bằng cách tránh 11 điều mà chúng tôi đã đề cập ở trên, bạn có thể tăng cường quá trình phục hồi và đạt được sự hồi phục thành công nhanh chóng hơn sau mổ dây chằng chéo. Luôn lưu ý rằng, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra hoặc có câu hỏi, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.