[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Bà bầu có nên truyền nước biển không?

Bà bầu có nên truyền nước biển không thưa bác sĩ? Tôi đang mang thai 21 tuần, thường xuyên nôn ói và cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Liệu tôi có thể truyền nước biển để lấy lại sức không bác sĩ? Cám ơn bác sĩ.

bau bau truyen nuoc bien truyen dich
Bà bầu có nên truyền nước biển không?

Trả lời:

Truyền nước biển là 1 biện pháp tối ưu cho sức khoẻ, thực sự có lợi khi chỉ số đạm, đường, muối, các chất điện giải thấp hơn bình thường. Những trường hợp bệnh nhân cần truyền nước là khi bị mất nước, mất máu, bị suy dinh dưỡng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẩu thuật, khi cấp cứu, khi cần đưa thuốc vào máu…

Đối với bà bầu, trong thời kì thai nghén và động thai thường có cảm giác mệt mỏi, mất sức và tìm đến việc truyền nước nên nhiều người thắc mắc không biết bà bầu có nền truyền dịch hay không.

Hiện nay, có  rất nhiều trường hợp cả bác sĩ và người người bệnh quá lạm dụng việc truyền nước. Một số trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

 

Bà bầu có nên truyền nước không?

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên mắc phải các hiện tượng mất sức, buồn nôn và cơ thể cực kì mệt mỏi. Khi đó, các mẹ thường lạm dụng việc truyền nước để lấy lại sức. Trên thực tế điều này không đúng về mặt khoa học bởi không phải trường hợp nào cũng có thể truyền dịch. Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, một số mẹ bầu cứ năn nỉ thầy thuốc cho dạng thuốc tiêm. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô “nước biển”, vô “đạm” hay vô “mỡ”. Cần nhấn mạnh rằng truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể, là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.

Về mặt y khoa, truyền nước biển có thể chia làm 4 loại như sau:

– Thứ nhất: là dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat.

– Loại thứ 2: là dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể được dùng trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan hoặc thừa kiềm. Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

– Loại thứ 3: là dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch, đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các axít amin thiết yếu, các vitamin và chất khoáng, một số chất béo cho bệnh nhân.

– Loại thứ 4: là dạng dịch truyền thay thế máu được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu. Ngoài ra, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Bị nhiễm khuẩn nặng nếu dùng kháng sinh dạng uống sẽ không có hiệu quả.

Nếu mẹ bầu không thuộc 1 trong 4 trường hợp kể trên thì không nên tiến hành truyền nước. Việc tiến hành truyền nước sai thời điểm, sai bệnh án và sai quy trình sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Theo các bác sĩ thì mẹ bầu có thể truyền nước và đạm trong những trường hợp quá mất sức và không ăn uống được dài ngày. Tuy nhiên, việc mệt mỏi hay chóng mặt ở các bà bầu trong những tháng đầu là điều hết sức bình thường, xảy ra do sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng trong cơ thể và thường sẽ hết sau 3 tháng nên không cần thiết phải truyền nước. Nếu chỉ vì mệt mỏi do nghén mà tiến hành truyền nước thì hoàn toàn không nên. Thay vào đó, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu.

Những lưu ý khi truyền nước cho bà bầu

Rõ ràng, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu. Tuy nhiên, khi tiến hành truyền nước cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

+ Dùng đúng loại dịch truyền tương thích với bệnh án, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

+ Cần tuân thủ quy tắc y khoa về truyền tiêm để hạn chế khả năng nhiễm trùng, nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C…

+ Thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để trong trường hợp tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Tuyệt đối không nên tự ý truyền mà phải đến cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế đến truyền và trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên tắc trong việc truyền nước cho bà bầu. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn thêm kiến thức và kĩ năng chăm sóc bản thân và thai nhi trong thời kì mang thai. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông!

5/5 - (1 bình chọn)

1 thought on “Bà bầu có nên truyền nước biển không?”

  1. Avatar of Mai

    Tôi đang có thai được 2 tháng tôi không ăn được rất mệt mỏi lằm bẹp không dậy được đến gặp bác sỹ cho chỉ định là truyền đường cho tới khi ăn đc nay tôi đã truyền đc 10 ngày rồi nhưng vẫn không ăn được vậy tôi có nên truyền tiếp không mong bác sỹ giải đáp giúp ạ

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top