[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Cách ứng xử khi người bệnh sắp qua đời

Khi bạn đang chăm sóc cho một người mà bạn yêu thương trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư, bạn sẽ thấy những điều phổ biến sau đây thường xảy ra.  Càng hiểu biết nhiều thì bạn có cách ứng xử phù hợp và tốt nhất đối với người bệnh sắp qua đời, giúp bệnh nhân và chính mình làm dịu nỗi sợ hãi, thay vì hoang mang, lúng túng không biết phải làm gì.

cham soc nguoi sap chet cham soc benh nhan cuoi doi dau hieu hap hoi
Ứng xử phù hợp với người bệnh sắp qua đời giúp bệnh nhân và chính mình làm dịu nỗi sợ hãi, hoang mang.

Mọi người thường tận dụng khoảng thời gian này để tụ họp gia đình và nói lời chia tay với người thân yêu. Họ có thể chia sẻ với bệnh nhân, nắm tay, trò chuyện, hoặc chỉ cần ngồi yên bên người bệnh. Và đó cũng là thời gian để thực hiện bất cứ nghi lễ tôn giáo nào mà người bệnh muốn trước khi qua đời. Nó là một cơ hội cho những người thân trong gia đình được thể hiện tình cảm, sự cảm kích của mình đối với người bệnh.

Một điều quan trọng là phải có một kế hoạch sau khi chết, để gia đình người bệnh có thể biết phải làm gì trong thời gian nhạy cảm này. Hãy hỏi bác sĩ về những điều này để bạn có thể biết cần phải làm gì trong khoảng thời gian người bệnh qua đời .Không phải tất cả những dấu hiệu sau đều sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ có ích khi bạn biết trước về nó.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh nhân sắp sửa qua đời:

  • Bệnh nhân trở nên rất yếu, thường xuyên không thể ra khỏi giường bệnh và khó khăn khi di chuyển xung quanh giường.
  • Bệnh nhân cần sự giúp đỡ trong hầu như tất cả mọi việc.
  • Càng ngày càng biếng ăn, và thường chỉ ăn lượng thức ăn và nước trái cây rất ít trong nhiều ngày.
  • Càng ngày càng thờ thẫn. Bệnh nhân có thể ngủ gục hoặc ngủ thiếp đi nhiều lần nếu cơn đau được giảm xuống. Có thể không ngủ được hoặc nhấc và kéo tấm trải giường. Có thể rất khó đánh thức bệnh nhân. Cảm giác lo lắng, sợ sệt, bồn chồn, và cảm thấy cô đơn tồi tệ hơn vào các buổi chiều tối.
  • Bệnh nhân thiếu khả năng tập trung và không thể tập trung vào những việc đang xảy ra.
  • Nhầm lẫn về thời gian, địa điểm, hoặc con người.
  • Khó uống thuốc
  • Khó khăn trong việc hợp tác với người chăm sóc.

1. Những thay đổi có thể trong cơ thể:

  • Đuối sức, khó khăn khi di chuyển quanh giường và hầu như không thể ra khỏi giường được
  • Không thể thay đổi tư thế khi không có sự trợ giúp.
  • Gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, uống thuốc, ngay cả với chất lỏng.
  • Đột ngột cử động bất kỳ cơ bắp nào, co giật tay, chân, hoặc mặt.

Người chăm sóc nên:

  • Giúp người bệnh thay đổi tư thế mỗi một hoặc hai giờ một lần.
  • Tránh tiếng ồn hoặc cử động đột ngột để giảm bớt các phản xạ giật mình.
  • Nói với bệnh nhân bằng lời nói từ tốn, nhỏ nhẹ để giảm sự giật mình cho bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân khó khăn trong việc nuốt thuốc giảm đau, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc y tá phụ trách việc hấp hối về những thuốc giảm đau dạng lỏng hoặc băng dính giảm đau.
  • Nếu người bệnh khó khăn trong việc nuốt, hãy tránh những thức ăn dạng đặc, rắn. Cho bệnh nhân ăn bằng cách đưa những mẫu nước đá hoặc ngụm chất lỏng qua một ống hút.
  • Không được cố đưa chất lỏng vào người bệnh nhân. Trong giai đoạn cận tử, sự mất nước là bình thường, và sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn.
  • Trùm những bộ đồ mát mẻ, ẩm ướt đã được giặt lên đầu, mặt và cơ thể người bệnh để họ cảm thấy thoái mái.

2. Những thay đổi có thể về mặt ý thức :

  • Ngủ nhiều hơn
  • Khó đánh thức lúc đang ngủ
  • Nhầm lẫn về thời gian, nơi chốn, con người
  • Hiếu động, làm xê dịch tấm trải giường.
  • Nói năng lú lẫn với những sự việc hoặc con người hiện tại
  • Có thể lo lắng, phập phồng, sợ hãi, và cảm thấy cô đơn vào buổi tối.
  • Sau một thời gian buồn ngủ và lú lẫn, có thể có một khoảng thời gian ngắn người bệnh bỗng nhiên rất sáng suốt, trước khi bước vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê.

 Người chăm sóc nên:

  • Dành thời gian bên người bệnh khi người bệnh tỉnh táo nhất hoặc suốt đêm khi sự có mặt của bạn mang đến sự an ủi cho họ.
  • Khi trò chuyện với bệnh nhân, nhắc nhở họ,  cho họ biết họ là ai, hiện tại là mấy giờ, ngày bao nhiêu.
  • Duy trì việc tăng thuốc giảm đau cho đến cuối đời.
  • Nếu bệnh nhân rất bồn chồn, cố gắng tìm hiểu xem bệnh nhân có bị lên cơn đau hay không. Nếu có, hãy bổ sung một liều thuốc giảm đau liều cao ngay lập tức, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá phụ trách hấp hối nếu cần thiết (xem bài Đau trong ung thư).
  • Khi nói chuyện với một người còn tỉnh táo, hãy dùng lời lẽ thật nhẹ nhàng, tự tin, bình tĩnh để giảm những sự cố làm người bệnh co giật, hoặc hoảng sợ.
  • Chạm, vuốt ve, ôm ấp và xoa bóp thường xuyên luôn luôn cần thiết.

3. Những thay đổi có thể có trong sự trao đổi chất:

  • Chán ăn (Người bệnh cần ít thức ăn và thức uống hơn)
  • Miệng khô (xem phần “Khô miệng”)
  • Có thể không còn cần một vài loại thuốc, như vitamin, hóa chất, hormon thay thế, và thuốc lợi tiểu, trừ phi chúng giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

Người chăm sóc nên:

  • Dùng dầu hoặc thạch thơm (Vaseline®), để bôi vào môi bệnh nhân,  tránh cho môi khỏi bị khô.
  • Cho bệnh nhân uống một muỗng nước đá vụn, hoặc vài ngụm nước hoặc nước trái cây truyền qua ống hút.
  • Cùng với bác sĩ kiểm tra xem những loại thuốc nào không cần sử dụng nữa. Thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, chống sốt, chống co giật hoặc chống sợ hãi có thể được tiếp tục sử dụng,  để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

4. Những thay đổi có thể có đối với tuyến nước bọt :

  • Nước nhầy trong miệng có thể tích tụ lại phía sau cổ họng (điều này thường xuyên xảy ra và làm bệnh nhân khó chịu)
  • Nước bọt có thể trở nên đặc lại do một luợng chất lỏng tích tụ lại bởi vì bệnh nhân không thể ho ra ngoài.

Người chăm sóc nên :

  • Nếu chất nhầy trong miệng tăng, làm chúng giảm lại bằng cách thêm độ âm cho phòng bệnh với một máy cân bằng độ ẩm.
  • Nếu bệnh nhân có thể nuốt những mẩu nước đá hoặc  một ngụm chất lỏng truyền vào bằng ống hút có thể làm giảm lớp chất nhờn đi.
  • Thay đổi tư thế cho bệnh nhân-thay đổi luôn phía nằm để có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi miệng. Và tiếp tục làm sạch răng bệnh nhân bằng một bàn chải mềm hoặc giẻ lau bọt miệng mềm.
  • Vài loại thuốc nhất định có thể có ích-hỏi bệnh viện hoặc bác sĩ nếu cần.

5. Những thay đổi có thể có trong hệ tuần hoàn và thân nhiệt:

  • Cánh tay và cẳng chân có thể cảm thấy mát khi chạm vào vì sự tuần hoàn máu bị giảm xuống.
  • Da ở cánh tay, cẳng chân, bàn tay, bàn chân có thể bị thâm hoặc trông như có màu xanh hoặc vết đốm (đầy vết bẩn).
  • Các khu vực khác trên cơ thể có thể trở nên thâm hoặc tái hơn
  • Da có thể cảm thấy lạnh hoặc cảm thấy khô hoặc ẩm
  • Nhịp tim có thể nhanh hơn, loạn nhịp hoặc không đều
  • Huyết áp có thể hạ thấp đi và khó nghe thấy

Người chăm sóc nên:

  • Giữ ấm người bệnh với chăn, hoặc tấm trải giường nhẹ.
  • Tránh sử dụng chăn điện, tấm nhiệt,…

6. Những thay đổi có thể có đối với các giác quan và nhận thức:

  • Thị giác có thể trở nên mờ đi hoặc khó nhận biết
  • Thính giác có thể bị giảm, nhưng hầu hết bệnh nhân vẫn có thể nghe bạn nói gì ngay cả khi sau khi họ không còn nói được nữa.

Người chăm sóc nên:

  • Tránh ánh sáng gián tiếp khi thị lực bị giảm sút.
  • Không bao giờ nghĩ rằng người bệnh không thể nghe bạn nói.
  • Tiếp tục trò chuyện và xoa bóp cho bệnh nhân để đảm bảo cho người bệnh biết sự có mặt của bạn. Những từ mà bạn nói ra về bệnh tật hay trợ giúp tinh thần phải dễ nghe và thể hiện sự cảm thông.

7. Những thay đổi có thể có trong hơi thở:

  • Bệnh nhân có thể thở gấp hơn hoặc chậm hơn tùy theo việc giảm lượng máu hoặc sự tích trữ những phế phẩm trong cơ thể
  • Nước nhày trong cuống họng có thể gây ra tiếng khò khè, rít mỗi khi thở
  • Bệnh nhân có thể ngừng thở trong vòng 10 đến 30 giây.

Người chăm sóc nên:

  • Lật người bệnh nằm sấp, hoặc lật nhẹ bệnh nhân nằm nghiêng một bên.
  • Nâng đầu bệnh nhân để có thể giúp người bệnh thở nhẹ nhàng hơn.
  • Dùng gối để nâng đầu và ngực bệnh nhân lên một góc, hoặc nâng một đầu giường bệnh lên.
  • Mọi tư thế có thể giúp dễ thở hơn đều rất tốt, như giúp người bệnh đứng lên. Dùng cánh tay để nâng người bệnh lên thì tốt hơn rất nhiều.

8. Những thay đổi có thể có trong việc bài tiết:

  • Lượng nước tiểu ít hơn, và có thể bị sẫm màu.
  • Khi cái chết sắp tới, người bệnh có thể mất kiểm soát trong việc tiểu, đại tiện

Người chăm sóc nên:

  • Cho bệnh nhân nằm trên tấm đệm giường cho bệnh nhân,  với nhiều lớp không thấm nước chỉ dùng một lần duy nhất.
  • Nếu bệnh nhân có một ống thông nước tiểu, y tá sẽ hướng dẫn bạn sử dụng chúng.

9. Những dấu hiệu chứng tỏ người bệnh đã chết:

  • Ngừng thở
  • Huyết áp biến mất
  • Tim ngừng đập
  • Mắt không động đậy và có thể để mở
  • Đồng tử mỗi mắt giãn rộng, ngay cả khi chiếu ánh sáng mạnh vào
  • Mất khả năng điều khiển cơ đại tiện và bọng đái giống như các cơ ở trạng thái buông lỏng.

Người chăm sóc nên:

  • Sau khi người bệnh mất, mọi người nên ngồi lại một lúc với người mình yêu thương. Không được để cho mọi sự xô bồ, hấp tấp xảy ra ngay lúc này. Nhiều gia đình nhận ra rằng đây là thời khắc quan trọng để cầu nguyện, hướng về người bệnh hoặc trò chuyện với nhau và tái khẳng định lại tình cảm của mỗi người dành cho nhau, cũng giống như lúc người thương của mình vừa ra đi.
  • Nếu người bệnh chết ở nhà, người nhà bệnh nhân phải có trách nhiệm gọi cho những người có trách nhiệm : họ hàng hoặc chính quyền để có người làm chứng và phải gạt ra một bên những bất đồng giữa mọi người trong nhà. Bác sĩ hoặc y tá có thể thông tin cho bạn biết về điều này. Nếu biết cơ quan y tế gần đó có liên quan, hãy gọi cho họ. Nếu bạn vừa hoàn tất việc tổ chức chôn cất người bệnh, hãy báo với với giám đốc phụ trách chôn cất của nghĩa trang và bác sĩ là những điều bạn phải thường xuyên thực hiện.

Xuyên suốt những thông tin được trình bày ở trên, chúng tôi đã cố gắng chuẩn bị một vài vấn đề liên quan mà bạn có thể phải đối mặt. Chúng tôi cũng đã cố gắng đưa ra những lời khuyên thích hợp để đối phó với stress, căng thẳng thường đến với bệnh nhân ung thư được điều trị tại nhà.

Nếu bạn cần sự tư vấn để có thêm thông tin, hãy liên hệ với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tại nhà Medi Health Care qua số điện thoại 093 179 5050 hoặc (08) 3536 8896 hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm tại địa chỉ: 117/16 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TP. HCM.

Một chú ý quan trọng: Hãy gọi cho 115 – Trung tâm cấp cứu khẩn cấp. Ngay cả khi người bệnh trong tình trạng nguy cấp tại nhà, xe cấp cứu sẽ đưa người bệnh tới bệnh viện nếu có tin nhắn hoặc điện thoại tới 115. Điểu này có thể làm tình trạng bớt rắc rối và làm trì hoãn kế hoạch chôn cất. Hãy chắc chắn rằng rằng gia đình và người thân biết chính xác số để gọi, để họ không gọi số 115 trong nhầm lẫn và bối rối.

Nguồn:  Xuân Duyệt (Theo American Cancer)

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top