Những người già ít vận động, người bị liệt, ngồi xe lăn, người sống thực vật… thường bị loét do ngồi, nằm lâu ở một vị trí. Trong y khoa gọi đây là loét tỳ đè. Loét tỳ đè nếu không được chăm sóc phù hợp sẽ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Cách chăm sóc và điều trị vết loét do tì đè.
- Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần. Nếu tình trạng vết loét của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm nhất có thể. Bất kì biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.
- Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch. Nếu vết loét bị nhiễm khuẩn, thì nên sử dụng loại kháng sinh thích hợp. Sử dụng lực tác động tối thiểu khi rửa hay làm sạch vết loét.
- Không nên sử dụng thường xuyên chất khử trùng nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng). Tốt nhất là chỉ nên sử dụng chất sát khuẩn trong một thời gian nhất định cho tới khi vết thương sạch và tình trạng viêm của vùng da xung quanh giảm.
- Băng dán vết thương nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không cần phải thay băng hàng ngày vì có thể ảnh hưởng tới vết thương. Hoặc bạn có thể sử dụng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Polyesteramide để bao phủ và bảo vệ vết thương, giúp vết thương mau lành.
- Quan sát và đánh giá thường xuyên vết thương sẽ kiểm soát được quá trình tiến triển trong điều trị và thay đổi mục đích điều trị khi cần thiết.
- Sử dụng thiết bị chuyên dùng, đệm hơi, đệm nước, đệm 3D … để giảm áp lực lên các vùng bị tỳ đè.
Phòng ngừa vết loét da
- Vùng da trên các xương lồi cần được chăm sóc nhẹ nhàng và dưỡng ẩm nếu vùng da đó bị khô. Và điều quan trọng là tránh gây áp lực lên các khu vực dễ bị tổn thương viêm loét do tì đè.
- Phải đảm bảo rằng bệnh nhân không nằm ở một vị trí cố định dài hạn hơn 2 giờ liên tục để phòng tránh vết loét.
- Trong trường hợp vết loét chớm hình thành, nên dùng ngay băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Polyesteramide để vết loét không nặng thêm hoặc dùng một số thiết bị nhằm nâng đỡ toàn bộ hoặc nâng đỡ những vùng tỳ đè của cơ thể sao cho lực tỳ đè giảm giúp tiến trình loét tỳ đè giảm như :
- Thiết bị xoay trở bệnh nhân: Khung Foster, khung Stryker, giường quay có thể giữ chắc bệnh nhân và thay đổi luân phiên tư thế bệnh nhân
- Nệm: Nệm có buồng khí xếp theo theo chiều thẳng đứng hay nằm ngang có hệ thống bơm và xả luân phiên mỗi 5giây, thay đổi vị trì lực tỳ đè.
- Giường nệm hơi nước: Có tác dụng hỗ trợ của cả hơi và nước chúng được bơm vào những buồng của nệm có chứa những hình cầu thủy tinh y tế với độ lún của nệm có áp lực đối đa lên cơ thê nhỏ hơn 10mmHg vì thế không cản trở tưới máu vùng bị tỳ đè.
Để được tư vấn trực tiếp về loét tỳ đè và chăm sóc vết thương, bạn vui lòng liên hệ Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe tại nhà Medi Health Care: 093.179.5050
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ MEDI HEALTH CARE
- Địa chỉ: 107/ 16 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TP. HCM.
- Điện thoại: (08) 3536 8896
- Hotline: 093 179 5050
- Email:ChamSocSucKhoeMHC@gmail.com
- Facebook:ChamSocSucKhoeTaiNhaMHC
- Website:www.ChamSocSucKhoeMHC.com