[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Hướng dẫn sơ cứu bị chó cắn

Bị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Đã có rất nhiều trường hợp người bị chó cắn tử vong do không được sơ cứu và điều trị phù hợp. Chính vì vậy việc tìm hiểu cách sơ cứu khi bị chó cắn đóng một vai trò rất quan trọng.

huong dan so cuu khi bi cho can
huong dan so cuu khi bi cho can

Để làm tốt các bước sơ cứu khi bị chó cắn, trước tiên, cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cần giữ được sự bình tĩnh để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả. Trình tự sơ cứu khi bị chó cắn sẽ diễn ra theo các bước sau:

1. Làm sạch vết thương

  • Điều quan trọng trước tiên trong sơ cứu khi bị chó cắn là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh.
  • Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

2. Sát trùng kỹ vết thương

Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, để sát trùng chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn, nước ô xi già hoặc nước muối pha loãng. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để nạn nhân không bị xót.

3. Cầm máu vết thương

Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu. Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều. Nếu máu chảy nhiều cần gấp rút đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được cứu chữa.

4. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

5. Tiêm phòng dại

Bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hỏi ý kiến bác sĩ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết,… thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng vì vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top