[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Lấy máu xét nghiệm bệnh: Bạn có bao giờ nghĩ mình bị lấy thừa máu?

Lấy máu xét nghiệm cùng một bệnh mà có người điều dưỡng lấy nhiều, có người lấy ít máu. Nhiều người bệnh tỏ ra nghi ngờ vì không biết liệu điều dưỡng viên có lấy thừa quá nhiều máu của mình hay không.

lay-mau-xet-nghiem-lay-mau-xet-nghiem-tai-nha
Lấy máu xét nghiệm bệnh: Bạn có bao giờ nghĩ mình bị lấy thừa máu?

1. Có phải lấy bao nhiêu máu là tùy điều dưỡng?

Chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một số trường hợp trong cuộc:

Trường hợp 1:

Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, sản phụ Nguyễn Thị Hằng (Quế Võ – Bắc Ninh) bước ra khỏi phòng xét nghiệm máu với khuôn mặt tái nhợt, mệt mỏi, làn da xanh yếu ớt. Anh Nguyễn Văn Thành, chồng chị cho hay: “Từ khi mang thai, sức khỏe của vợ tôi không được tốt lắm. Sắp đến ngày sinh nên phải đến bệnh viện để làm thủ tục và lấy máu xét nghiệm. Không hiểu sao điều dưỡng lấy đầy xi lanh máu trong khi những người khác vào xét nghiệm thì điều dưỡng đó lại lấy có nửa xi lanh”.

Ngặt một nỗi là những người bệnh vốn lo lắng, lại không biết gì về thủ tục hay quy trình xét nghiệm máu. Chị Hằng lắc đầu: “Cả đời có lấy máu xét nghiệm bao giờ đâu mà biết! Làm thủ tục song rồi bác sĩ bảo đến bước nào thì đi bước ấy. Em lại rất sợ máu, vào phòng lấy máu cứ nhắm chặt mắt lại, mong bác sĩ làm cho chong chóng rồi ra… Còn lấy bao nhiêu, tùy họ”.

Trường hợp 2:

Tại phòng xét nghiệm máu của bệnh viện nhi TW, không khi nào ngưng tiếng kêu khóc của các bệnh nhi phải lấy máu xét nghiệm. Chứng kiến cảnh bé gái 2 tuổi phải lấy máu xét nghiệm mà bản thân chúng tôi cũng toát mồ hôi. Chỉ cần chạm nhẹ chiếc kim tiêm vào tay là bé đã dẫy dụa, khóc mếu. Chúng tôi đếm đến 7 lần chạm kim tiêm vào tay cháu bé, mà rồi các cô điều dưỡng lại phải đầu hàng. Cho đến khi cả bố, cả mẹ cháu bé, người giữ tay, người giữ chân cho cháu khỏi dẫy thì cô điều dưỡng mới lấy máu được.

Chị Nguyễn Thị Vinh (Kiến Xương – Thái Bình) – mẹ cháu bé cũng nước mắt ngắn, nước mắt dài tâm sự: “Em cứ buốt hết cả ruột. Ngần ấy máu, trẻ con ăn đến bao giờ mới lại được”.

Trường hợp 3:

Anh Phan Cẩm Trung (Giảng Võ, Hà Nội) kể về lần đưa con gái bị sốt xuất huyết đi xét nghiệm máu: Cứ 2 ngày một lần, tôi phải đưa con vào viện Các bệnh nhiệt đới và truyền máu TW khám lấy máu xét nghiệm để kiểm tra lượng tiểu cầu. Hôm thì thấy điều dưỡng lấy ít máu, hôm thì lấy nhiều máu. Mà mỗi hôm một điều dưỡng khám. Không biết họ lấy máu của bệnh nhân có mức quy định nào không hay cứ lấy… bừa?

2. Bác sĩ nói gì vềviệc lấy máu nhiều hay ít?

Trao đổi với bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng viện huyết học truyền máu TƯ, bác sĩ cho biết:

Việc lấy máu xét nghiệm phải tuân theo những quy định hết sức nghiêm ngặt và tùy theo triệu chứng biểu hiện của bệnh mà tiến hành những xét nghiệm cần thiết.

Việc lấy máu để xét nghiệm còn phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, không thể vì thấy thể trạng bệnh nhân yếu thì lấy ít máu, bệnh nhân khỏe thì lấy nhiều. Phải lấy đủ lượng máu để đảm bảo tiến hành đúng đủ những xét nghiệm cần thiết.

Có những dụng cụ chuyên dùng để lấy vừa đủ lượng máu cần thiết như: Xi lanh (loại 5ml/cc, loại 3ml/cc) dành cho người lớn và loại bơm tiêm đặc biệt dành cho trẻ nhỏ.

Còn việc cùng một bệnh mà lấy những lượng máu khác nhau, là do số lượng các xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định. Cùng một bệnh nhưng sức khỏe mỗi người mỗi khác, có người chỉ có một bệnh đó, có người đồng thời có nhiều bệnh kèm theo,…

Việc lấy thừa máu là không xảy ra vì mỗi mẫu máu lấy để xét nghiệm phải được đựng trong ống tuýp có chứa chất chống đông, chất này chỉ đủ đảm bảo có tác dụng cho một lượng máu nhất định, sai lệch về lượng máu trong tuýp sẽ ảnh hưởng đến mẫu máu xét nghiệm.

Nguồn: theo Xuân Miên – Lê Hường

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top