Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì bỏ nẹp là câu hỏi mà Tổng đài Medi Health Care nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp Quý vị giải đáp thắc mắc này.
1. Mổ dây chằng chéo trước là gì?
Dây chằng chéo trước có vai trò gắn kết các đoạn xương ở đầu gối lại với nhau, thông qua đó cố định khớp gối. Đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương do vận động sai cách, xoay hoặc vặn đầu gối khi đang chuyển động. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khó tả và việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.
Mổ dây chằng chéo trước thường được chỉ định thực hiện vào thời điểm sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương. Khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước, bác sĩ sẽ sử dụng một mảnh ghép gân khác (mảnh ghép gân hamstring, gân tứ đầu đùi, gân bánh chè…) để thay thế cho dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt. Sau mổ dây chằng chéo, nếu được chăm sóc tốt, chức năng của dây chằng chéo trước có thể được khôi phục gần như cũ.
Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng thì người bệnh có thể mất rất nhiều thời gian để hồi phục, thậm chí là lại bị đứt dây chằng lần nữa. Chính vì tính nghiêm trọng của nó mà những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo trước đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan mà gây hại về sau.
2. Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì bỏ nẹp ?
Trong quá trình hồi phục, người bệnh cần sử dụng nạng hoặc nẹp cố định đầu gối để hỗ trợ việc di chuyển. Không được tự ý tháo nẹp trong 4 tuần đầu, tháo nẹp sớm có thể làm suy yếu dây chằng.
Việc bỏ nẹp cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý bỏ nẹp tùy tiện khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Người bệnh bắt buộc phải mang nẹp trong mọi thao tác đi đứng và ngay cả lúc ngủ, trừ trường hợp nghỉ ngơi tại chỗ để không gây ảnh hưởng đến việc phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước.
3. Mổ dây chằng chéo trước có cần thay băng hàng ngày không?
Thông thường bệnh nhân được nằm viện 5 ngày sau mổ dây chằng chéo trước. Trong thời gian phục hồi, bệnh nhân cần thay băng mỗi ngày. Việc chăm sóc vết thương đúng cách có thể hạn chế biến chứng sau phẫu thuật (như nhiễm trùng, đau đầu gối…) và tăng tốc độ phục hồi.
Ngoài ra người bệnh còn được hướng dẫn thêm một số cách chăm sóc sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ. Không đứng hoặc đi lại trên chân bị thương khi bác sĩ chưa cho
phép. - Hoạt động bị hạn chế trong vài tháng.
- Chườm đá giảm sưng và đau đầu gối.
- Nâng cao chân bị thương cao hơn tim để giảm sưng.
- Đi lại bằng nạng khi cần thiết trong tối đa 6 tuần.
- Không để nước thấm qua băng gạc.
- Cắt chỉ khi vết thương lành theo chỉ định của bác sĩ.
Sau mổ dây chằng chéo trước, người bệnh cần hạn chế vận động nên việc tới cơ sở y tế để thay băng và cắt chỉ là điều rất khó khăn. Hiểu được điều đó, Medi Health Care trân trọng cung cấp tới Quý khách dịch vụ thay băng mổ dây chằng chéo tại nhà với giá khoảng 150.000Đ – 200.000Đ/ lần.