[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Một số xét nghiệm ký sinh trùng phổ biến hiện nay

Bệnh do ký sinh trùng là một trong những bệnh thường gặp hiện nay, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên,  không phải ai cũng biết về bệnh cũng như các xét nghiệm ký sinh trùng để chẩn đoán. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các xét nghiệm này.

dau hieu nhiem san cho
Hình ảnh nhiễm sán chó

1. Xét nghiệm ký sinh trùng là gì ?

Xét nghiệm ký sinh trùng là những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý vi sinh – ký sinh trùng gây nên. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng, do đó phương pháp để xét nghiệm tìm ký sinh trùng hiện nay cũng rất phong phú. Tùy từng căn nguyên và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm các loại xét nghiệm khác nhau.

Các bệnh lý ký sinh trùng thường gặp nhất điển hình như: ấu trùng giun sán trong máu, phân, ruột, các loại đơn bào, ký sinh trùng gây bệnh lý ở da, tóc, móng,…

2. Một số xét nghiệm ký sinh trùng phổ biến hiện nay

Bệnh lý ký sinh trùng rất đa dạng, do đó các phương pháp để xét nghiệm ký sinh trùng cũng khá nhiều. Với từng phương pháp sẽ có những mẫu bệnh phẩm tương ứng.

Thông thường, mọi người vẫn chỉ nghĩ đơn giản xét nghiệm tìm ký sinh trùng là xét nghiệm máu, tuy nhiên thực tế thì không phải như vậy. Ngoài máu, chúng ta còn có thể Xét nghiệm ký sinh trùng với rất nhiều bệnh phẩm khác nhau như phân, vảy da, lông, tóc, móng, mô tế bào, dịch mủ vết thương, đờm, dịch ngoáy họng,… Các bệnh phẩm này sẽ tùy theo vị trí ký sinh trùng tồn tại gây bệnh và là nơi có khả năng phát hiện cao nhất.

Hiện nay ở các cơ sở y tế có một số các phương pháp xét nghiệm để phát hiện ký sinh trùng phổ biến như:

– Xét nghiệm phân

Đây là một trong những xét nghiệm thường quy và khá phổ biến hiện nay. Bởi trong bệnh phẩm phân chúng ta có thể tìm thấy các loại trứng và ký sinh trùng trưởng thành. Từ đó giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý đường ruột vô cùng chính xác.

Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng, tính chất phân mà các bác sĩ sẽ nghi ngờ và yêu cầu làm các loại kỹ thuật khác nhau. Thông thường hiện nay có kỹ thuật soi phân trực tiếp với nước muối sinh lý hoặc lugol nhằm phát hiện trứng và giun sán trưởng thành, kỹ thuật soi tươi tập trung để phát hiện trứng giun qua kính hiển vi,…

– Xét nghiệm máu

Đây cũng là một loại xét nghiệm rất được phổ biến trong bệnh lý ký sinh trùng. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, đơn giản và cho kết quả chính xác, tin cậy cao. Có 02 phương pháp xét nghiệm đó là:

  • Huyết thanh học: Xét nghiệm này được dùng để tìm kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng trong máu. Phương pháp này có nhiều ưu điểm trong trường hợp: giai đoạn mới nhiễm, mật độ ít, ký sinh trùng ký sinh sâu trong nội tạng, ở dạng ấu trùng, còn non chưa đẻ trứng,… Các loại ký sinh trùng có thể phát hiện được như: giun đũa, sán dây lợn, candida, giun lươn, giun đũa chó mèo,…
  • Nhuộm soi máu: Có một số loại ký sinh trùng ẩn sâu trong cơ thể mà chúng ta cần phải nhuộm soi máu mới có thể dễ dàng phát hiện ra. Điển hình là ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết.

– Xét nghiệm da, tóc, lông, móng,…

Mục đích của xét nghiệm là phát hiện những loại ký sinh trùng gây bệnh ở vùng da, niêm mạc, lông, tóc,… Tùy từng loại có thể soi tươi trực tiếp hoặc nhuộm soi để tìm vi nấm.

Một số các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm các tế bào mô sinh thiết để tìm sán dây lợn, sán dây bò,…
  • Xét nghiệm các yếu tố vật chủ trung gian như thực phẩm, đất, nước,…
  • Xét nghiệm tổng phân tích máu, tổng phân tích nước tiểu để hỗ trợ chẩn đoán.

Xét nghiệm ký sinh trùng không phải là một xét nghiệm quá khó để thực hiện. Do đó không nhất thiết người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Trong một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn chú ý một số điểm sau:

  • Nếu nghi ngờ nhiễm sốt rét nên lấy máu xét nghiệm vào thời điểm cơn sốt cao.
  • Nếu nghi ngờ nhiễm giun chỉ bạch huyết nên lấy máu xét nghiệm vào thời điểm sáng sớm khoảng từ 0 – 2h, như vậy sẽ tăng khả năng phát hiện được ký sinh trùng.
  • Đối với bệnh phẩm phân nên lấy ở những chỗ bất thường như phân đen, phân nhầy lẫn máu,…

3. Những dấu hiệu nào cảnh báo bạn nên đi làm xét nghiệm ký sinh trùng?

Hiện nay ở Việt Nam, số người nhiễm ký sinh trùng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến cho sức khỏe của con người cũng gặp nhiều vấn đề. Tình trạng ô nhiễm môi trường sống là một yếu tố khiến cho ký sinh trùng ngày càng gia tăng và con người dễ mắc bệnh hơn. Do đó các bác sĩ thường khuyên cách tốt nhất là nên đi xét nghiệm ký sinh trùng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Bệnh ký sinh trùng nếu được phát hiện sớm và kịp thời sẽ ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm có thể lây lan đến những cơ quan khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do vậy bạn cần phải tiến hành xét nghiệm tìm ký sinh trùng khi có 1 trong những dấu hiệu sau:

  • Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân đen, táo bón không rõ nguyên nhân, gầy sút cân, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
  • Da và niêm mạc ngứa ngáy, nổi mề đay, xuất hiện các vết dị ứng, thâm nhiễm, mưng mủ hoặc sưng phù.
  • Người khó ngủ, tâm trạng bất thường, hay chóng mặt, ăn nhiều nhưng không no,…

Những triệu chứng ban đầu của bệnh đôi khi có thể khiến chúng ta chủ quan và không đi khám xét nghiệm sớm hoặc không nghĩ đến nguyên nhân ký sinh trùng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hướng điều trị của bệnh nhân.

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top