[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa mưa. Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời cũng như chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây tử vong. Vậy khi có người trong gia đình mắc bệnh thì quy trình chăm sóc người bệnh như thế nào? Trong bài viết này, Medi Health Care sẽ cùng Quý vị tìm hiểu vềQuy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết.

cham-soc-benh-nhan-sot-xuat-huyet-tai-nha
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết:

Nguyên nhân gây nên bệnh sốt Xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là:

Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes lại hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể mình và lây sang cơ thể người khác.

Biểu hiện người bệnh sốt xuất huyết:

– Triệu chứng đầu tiên của sốt Xuất huyết là sốt dengue kéo dài từ 2-7 ngày với các biểu hiện:

  • Sốt cao có thể lên đến 39-40oC, cơ thể có cảm giác rất mệt mỏi, đau đầu, đau khắp cơ thể
  • Đau họng kèm theo cảm giác buồn nôn, có thể bị tiêu chảy
  • Với trẻ em có biểu hiện nổi bật là đau họng kèm theo hiện tượng nổi ban

– Triệu chứng thứ 2 của sốt Xuất huyết là xuất hiện hiện tượng Xuất huyết có thể xuất hiện trong thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ bệnh với các biểu hiện là :

  • Xuất huyết khi tiêm chích biểu hiện là xuất hiện các nốt bầm tím quanh nơi tiêm.
  • Xuất huyết tự nhiên biểu hiện là cơ thể có thể xuất hiện các nốt ban.
  • Xuất huyết ngoài da biểu hiện là Xuất huyết ở lòng bàn chân, gan bàn tay, mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay có các nốt bầm tím hoặc các chấm Xuất huyết.
  • Xuất huyết ở niêm mạc với các biểu hiện là thường gặp với phụ nữ là kinh nguyệt có thể kéo dài hơn hoặc ra sớm hơn bình thường; đối với trẻ em và nam giới thường là bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu.
  • Xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp, trẻ em dưới 5 tuổi có thể bị sốt cao đôi khi có thể co giật.
  • Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất là sốc, xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh, xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt, dấu hiệu nhận biết là trẻ bị mệt li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu.

Quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết:

  1. Nhận định mức độ nhiễm bệnh: Thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan đến thời gian phát bệnh, triệu chứng, đặc điểm của người bệnh. Qua đó, bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể xác định tình trạng bệnh hiện tại để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.
  2. Can thiệp điều trị: Sau khi đánh giá tình trạng của người bệnh, các y tá, điều dưỡng sẽ thực hiện quy trình chăm sóc và điều trị người bệnh sốt xuất huyết bao gồm các biện pháp:
  • Theo dõi nhiệt độ bệnh nhân từ 6 đến 8 tiếng. Đặc biệt cần lưu ý dấu hiệu hạ thân nhiệt thường xảy ra trong giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi phát bệnh.
  • Cho người bệnh mặc quần áo mỏng và nằm nơi thoáng mát, theo dõi hoạt động các tri giác bệnh nhận: tỉnh táo, vật vã hay ngủ li bì.
  • Lau mát bệnh nhân bằng nước ấm, lau toàn thân và đắp ở những vùng thường hay sốt cao như: Nách. bẹn
  • Dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh của bác sĩ, đồng thời khuyến khích người bệnh sốt xuất huyết uống nhiều nước nhưng tuyệt đối không được ăn hay uống các loại thức ăn, nước giải khát có màu nâu đỏ như dưa hấu, sô cô la, coca, xá xị,… Vì khó phân biệt khi người bệnh bị ói ra máu.

Với quy trình chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như trên, các bạn sẽ yên tâm hơn khi có người thân mắc bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh sốt xuất huyết

  • Bảo vệ để không bị muỗi đốt: ngủ mùng, mặc quần áo dài tay, đối với trẻ em không cho trẻ chơi đùa ở những nơi thiếu ánh sáng hay ẩm thấp, thường xuyên thoa kem chống muỗi và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
  • Diệt muỗi và lăng quăng: Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả mỗi gia đình nên thực hiện phun thuốc diệt muỗi, dọn dẹp ao tù nước đọng không cho lăng quăng sinh sôi, phát triển.

Lời kết:

Trên đây là quy trình chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết phổ biến và một số phương pháp đề phòng lây nhiễm bệnh nhằm giúp mọi người có được những thông tin cần thiết để bảo vệ người thân và gia đình trước căn bệnh nguy hiểm này khi hiện tại đang là mùa mưa.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top