[ Zalo ][ Đặt hẹn ]

Quy trình thay băng rửa vết thương của điều dưỡng

Quy trình thay băng rửa vết thương của điều dưỡng gồm các bước cơ bản sau: Nhận định tình trạng vết thương, chuẩn bị dụng cụ cho quy trình thay băng rửa vết thương, tiến hành thực hiện thay băng rửa vết thương. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn điều dưỡng một quá trình thay băng rửa vết thương đúng kỹ thuật nhất.

Quy trình thay băng rửa vết thương của điều dưỡng thay băng vết thương tại nhà MHC
Điều dưỡng cần chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.

Theo dõi và chăm sóc vết thương là kiến thức Điều dưỡng hết sức quan trọng để phục hồi vết thương hiệu quả, trong đó quy trình thay băng rửa vết thương luôn phải được chú trọng thực hiện đúng lúc, đúng cách và đảm bảo an toàn.

1. Nhận định tình trạng vết thương

Vết thương được chia ra thành nhiều loại và tùy vào từng loại mà cách thay băng khác nhau. Vì thế trước khi thực hiện các bước thay băng cho vết thương bạn cần phân biệt được rõ các loại và nhận định được tình trạng hiện tại. Đây là một kiến thức cơ bản của ngành điều dưỡng.

1.1. Tình trạng vết thương sạch

  • Vết thương có khâu: mép vết thương phẳng, các chân chỉ không có dấu hiệu bị sưng hay đỏ.
  • Vết thương không khâu: vết thương không có dấu hiệu sưng tấy hoặc đang trong quá trình lên da non.

1.2. Tình trạng vết thương nhiễm khuẩn

Đặc điểm chung của vết thương nhiễm khuẩn rất dễ nhận thấy đó là hiện tượng sưng tấy tại vết thương và người bệnh có thể có dấu hiệu sốt.

  • Vết thương có khâu: xung quanh vết thương đỏ, sưng tấy, chân chỉ đỏ hoặc thậm chí bị loét ra.
  • Vết thương không khâu: xung quanh vết thương sưng tẩy đỏ, trong vết thương có mủ và có thể có tổ chức hoại tử.

2. Chuẩn bị cho quy trình thay băng rửa vết thương

2.1. Đối với người bệnh

  • Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân và người nhà để cùng hợp tác trong quá trình thay băng rửa vết thương: thông báo lịch thay băng, động viên an ủi bệnh nhân nếu như họ quá lo lắng, giải thích cặn kẽ về mục đích của quá trình thay băng rửa vết thương.
  • Để bệnh nhân nằm hoặc ngồi thoải mái, lộ vùng cần thay băng.

2.2 Đối với người chăm sóc

  • Người chăm sóc cần làm sạch tay sau đó lau khô bằng khăn sạch. Đeo găng tay vô trùng.
  • Chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.
  • Bình tĩnh thao tác.

2.3. Chuẩn bị dụng cụ

hướng dẫn thay băng rửa vết thương quy trình thay băng rửa vết thương
Dụng cụ thay băng rửa vết thương

Hộp đựng dụng cụ cần có những đồ cần thiết sau đây:

– Tầng 1:

  • 1 hộp đựng gạc vô khuẩn bao gồm gạc lớn, gạc nhỡ và gạc nhỏ (gạc thấm)
  • 1 lọ căm panh và panh vô trùng.
  • 1 hộp dụng cụ vô khuẩn bao gồm: 1-2 kẹp phẫu tích, 2 kẹp kocher, 1 kéo.
  • 1 lọ betadine
  • 1 lọ cồn 70 độ.
  • 1 lọ ête, betadin
  • 1 chai NaCl 9 0/0
  • 1 lọ oxy già, nitrat bạc 0,2%
  • Thuốc đỏ, thuốc tím, xanh metylen, dầu cá.

– Tầng 2: Chuẩn bị 1 khay sạch đựng:

  • Bơm tiêm, kim tiêm để gây tê nếu có cắt lọc tổ chức hoại tử.
  • Nilon lót khi thay băng
  • Túi nilon nhỏ
  • Găng tay sạch
  • Băng dính
  • Kéo cắt băng
  • Băng cuộn
  • Túi hậu môn nhân tạo trong trường hợp cần dùng đến.

– Tầng 3:

  • 1 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
  • Cốc nhỏ: 2-3 cái.
  • Xô đựng rác thải y tế trong có lót nilon màu vàng.

3. Tiến hành thực hiện thay băng rửa vết thương

3.1. Đối với vết thương sạch

  • Người chăm sóc chuẩn bị dụng cụ, rửa tay sạch, đeo găng tay.
  • Trải nilon xuống phía dưới vết thương để bộc lộ vết thương.
  • Cởi bỏ băng cũ một cách nhẹ nhàng, từ từ, tránh gây đau đớn. Nếu thấy dịch từ vết thương cần thấm nước và rửa vết thương cho ẩm rồi mới tiến hành tháo băng.
  • Gắp gạc cũ trên bề mặt vết thương bỏ vào túi đựng đồ bẩn.
  • Quan sát, đánh giá tình trạng của vết thương.
  • Đặt người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, dặn dò người bệnh về cách giữ gìn vệ sinh cho vết thương.
  • Người chăm sóc thu dọn dụng cụ, tháo găng tay, rửa tay sau đó ghi phiếu chăm sóc cho bệnh nhân.

3.2. Đối với vết thương nhiễm khuẩn

  • Người chăm sóc chuẩn bị dụng cụ, rửa tay sạch, đeo găng tay.
  • Trải nilon xuống phía dưới vết thương để bộc lộ vết thương.
  • Cởi bỏ băng cũ một cách nhẹ nhàng, từ từ, tránh gây đau đớn. Nếu thấy dịch từ vết thương cần thấm nước và rửa vết thương cho ẩm rồi mới tiến hành tháo băng.
  • Gắp gạc cũ trên bề mặt vết thương ra ngoài, bỏ vào túi đựng đồ bẩn sau đó quan sát đánh giá tình trạng vết thương.

3.3. Vết thương nhiễm khuẩn không khâu:

  • Dùng gạc thấm bớt dịch trong vết thương rồi rửa bằng dung dịch rửa, sát khuẩn và oxy già.
  • Dùng kéo cắt bỏ tổ chức hoại tử. Nếu vết thương có nhiều ngóc ngách cần phải mở rộng để thấm mủ và lấy dị vật.
  • Dùng tăm bông thấm vào mủ cho vào ống nghiệm nếu có chỉ định lấy mủ làm xét nghiệm.
  • Dùng một miếng gạc củ ấu thấm dung dịch vào vết thương sau đó rửa vết thương từ trong ra ngoài nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh gây đau.
  • Đắp miếng gạc vô khuẩn lên bề mặt vết thương rồi băng lại.

3.4. Vết thương nhiễm khuẩn có khâu:

  • Dùng dung dịch sát khuẩn rửa phía ngoài vết thương nếu phát hiện thấy có dấu hiệu viêm nhiễm trên bề mặt vết thương.
  • Dùng kẹp phẫu tích không mấu và kéo cắt chỉ: cắt một nốt để lại một nốt vùng viêm nhiễm, dùng kẹp tách nhẹ miệng vết thương.
  • Thấm dịch bên trong vết thương bằng gạc củ ấu.
  • Rửa vết thương bằng dung dịch rửa một cách sạch sẽ.
  • Dùng gạc làm khô vết thương, đắp gạc lên rồi dùng băng cuốn vết thương lại nhẹ nhàng.
  • Đặt người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, dặn dò người bệnh về cách giữ gìn vệ sinh cho vết thương.
  • Người chăm sóc thu dọn dụng cụ, tháo găng tay, rửa tay sau đó ghi phiếu chăm sóc cho bệnh nhân.

* Lưu ý khi thay băng rửa vết thương

Trong quá trình thay băng rửa vết thương, cần chú ý những điều sau đây:

  • Áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trước, trong và sau khi rửa vết thương.
  • Rửa vết thương theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoại và rộng 5cm so với miệng vết thương để đảm bảo vết thương được rửa một cách sạch sẽ nhất.
  • Thao tác nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó cần an ủi động viên người bệnh để họ bớt cảm thấy lo lắng.
  • Hạn chế dùng oxy già đối với vết thương sạch, không có dấu hiệu nhiễm trùng vì oxy già có thể khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Nên dùng thuốc giảm đau đối với vết thương lớn.
  • Xử lý gọn gàng và sạch sẽ các băng gạc và dụng cụ y tế, tránh gây nhiễm khuẩn.

Quá trình thay băng rửa vết thương nhìn thì đơn giản nhưng luôn cần sự cẩn thận, thao tác đúng cách và đảm bảo vô trùng. Hướng dẫn quy trình thay băng rửa vết thương đúng cách trên đây sẽ giúp người chăm sóc dễ dàng vận dụng và thực hành trong công việc của mình.

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tại nhà Medi Health Care

Tham khảo: THAY BĂNG RỬA VẾT THƯƠNG, Bệnh viện 103

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top