☰ MỤC LỤC
- Khi một người không may mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối và đã cố gắng điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không thành công, lúc này người bệnh và gia đình sẽ phải đối mặt với quyết định có nên tiếp tục điều trị nữa hay không, khi nào thì nên ngưng điều trị để tập trung cho việc chăm sóc bệnh nhân cả về thể chất và tinh thần vào giai đoạn cuối của cuộc đời.
- Khi nào nên cân nhắc việc dừng điều trị ung thư?
Khi một người không may mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối và đã cố gắng điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không thành công, lúc này người bệnh và gia đình sẽ phải đối mặt với quyết định có nên tiếp tục điều trị nữa hay không, khi nào thì nên ngưng điều trị để tập trung cho việc chăm sóc bệnh nhân cả về thể chất và tinh thần vào giai đoạn cuối của cuộc đời.
Khi khối u được điều trị lần đầu, chúng ta đều hy vọng liệu trình điều trị sẽ diệt các tế bào ung thư và ngăn các tế bào này quay trở lại. Thế nhưng nếu khối u vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí ngay cả khi đang điều trị, cơ hội khỏi bệnh nhờ việc điều trị sẽ thấp hơn. Điều này đặc biệt đúng với các khối u rắn như khối u ở vú, ruột, phổi và mô liên kết.
Nếu bệnh nhân đã trải qua ba lần điều trị khác nhau và khối u vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng, việc điều trị những lần sau thường không khiến họ cảm thấy tốt hơn hoặc tăng cơ hội sống lâu hơn. Ngược lại, việc điều trị thêm có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, rút ngắn thời gian còn sống và giảm chất lượng cuộc sống trong thời gian còn lại của bệnh nhân. Mặc dù vậy, gần như một nửa số người mắc bệnh ung thư vẫn tiếp tục hóa trị liệu, thậm chí khi bệnh không còn chút cơ hội tiến triển.
Khi nào nên cân nhắc việc dừng điều trị ung thư?
Bạn cần hiểu rõ căn bệnh đang ở mức độ nào. Hãy hỏi kỹ bác sĩ xem bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh ung thư và còn sống được bao lâu nữa. Không thể có câu trả lời hoàn toàn chính xác, tuy nhiên bác sĩ sẽ có thể đưa ra một khoảng thời gian nào đó, vài tháng hoặc vài năm. Và bạn cần biết rõ là liệu điều trị thêm có giúp sống lâu hơn không. Hãy để bác sĩ giải thích những rủi ro và lợi ích của việc điều trị.
Trong suốt quá trình điều trị, bạn có thể được hỗ trợ để giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây được gọi là chăm sóc giảm nhẹ. Nếu bạn quyết định không điều trị thêm nữa thì đây là lúc tập trung vào chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối.
Thật khó cho cả bệnh nhân và bác sĩ khi trao đổi về việc dừng các liệu pháp điều trị và tập trung vào việc chăm sóc ung thư giai đoạn cuối. Bệnh nhân hoặc người nhà cần chủ động đề xuất. Bác sĩ sẽ có câu trả lời rõ ràng với tất cả những câu hỏi bạn đưa ra.
Khi nào là thích hợp để thực hiện chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối?
Chăm sóc ung thư giai đoạn cuối là sự hỗ trợ về thể chất, tinh thần và tâm linh cho bệnh nhân vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Công việc này không có nghĩa là điều trị mà là giúp giảm bớt đau đớn cùng các triệu chứng khác. Bên cạnh đó, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối còn giúp bệnh nhân dành hầu hết quãng thời gian còn lại bên gia đình.
Khi các liệu pháp chữa trị không còn hiệu quả. Gia đình và bệnh nhân nên tìm đến dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối. Đó là lúc:
- Bác sĩ dự đoán bệnh nhân không sống thêm được quá sáu tháng
- Điều trị thêm không không còn tác dụng.
- Bệnh nhân muốn tập trung vào chất lượng cuộc sống trong quãng thời gian còn lại.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề khi nào nên ngừng điều trị và tập trung vào chăm sóc ung thư giai đoạn cuối. Quý vị có thể sử dụng những thông tin này để trao đổi với bác sĩ và chọn ra phương thực chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Nếu Quý vị còn thắc mắc gì hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, Quý vị hãy liên hệ ngay với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tại nhà Medi Health Care để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí.
- Địa chỉ: 107/ 16 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TP. HCM.
- Điện thoại: (08) 3536 8896
- Hotline: 093 179 5050
- Email:ChamSocSucKhoeMHC@gmail.com
- Facebook:ChamSocSucKhoeTaiNhaMHC